Phương pháp Nghe Ngấm
Được đăng bởi Trần Thị Ngân Giang    04/08/2017 11:38
1. Luyện nghe ngấm tiếng Anh

Việc luyện nghe ngấm tiếng Anh khá đơn giản, và không mất thời gian, được thực hiện như hướng dẫn dưới đây.

Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ phần phân tích nền tảng tại sao lại luyện nghe ngấm tiếng Anh ở bên dưới để hiểu rõ hơn cơ chế tác động của nó, và tại sao bạn lại làm như vậy.

- Việc thực hiện thì tương đối đơn giản: khi lên giường đi ngủ, Bạn cắm tai nghe vào và nghe cho đến khi ngủ. Thậm chí đoạn nghe vẫn được bật khi bạn đã ngủ. Tất nhiên nên có chế độ tự động tắt sau 20’.

- Hoặc khi đang làm bất kì việc gì không cần tập trung, và rảnh tai thì đều có thể cắm tai nghe vào và luyện nghe ngấm. Như vậy bạn có thể luyện nghe khi đang chạy tập thể dục, đang đi xe trên đường, hoặc đang nấu ăn…. Nghĩa là bạn có thể luyện nghe ngấm tiếng anh xen kẽ khi làm việc khác, như vậy sẽ rất tiện kiệm thời gian và tiện dụng.

- Khi nghe không cần quan tâm đến nội dung, không cần cố hiểu những từ được nói. Hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn để dần dần ngấm những phát âm, ngữ điệu, cách nói tự nhiên. 

Luyện nghe ngấm tiếng anh để làm quen và ngấm intonation và pronunciation trong cách nói tự nhiên của người bản ngữ. Intonation là cái khó nắm bắt nhất trong Tiếng Anh để nói được tự nhiên, luyện nghe ngấm tiếng anh này sẽ giúp bạn có được intonation một cách tự nhiên. Khi bạn đã “ngấm” intonation và pronunciation thì sẽ nghe dễ dàng hơn và nói tự nhiên hơn.

Thời gian nghe: Thực hiện hàng ngày, nên luyện nghe ngấm tiếng anh như này tầm 30 phút mỗi ngày. Có hai thời điểm tốt nhất để việc nghe tiếng anh này có thể nhanh chóng “ngấm” vào não: buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới ngủ dậy.

- Tài liệu luyện nghe ngấm tiếng anh: bạn có thể sử dụng bất kì tài liệu nghe tiếng anh nào mình có, hoặc tham khảo một số tài liệu luyện nghe tiếng anh ở phần bên dưới.

2. Tầm quan trọng của các yếu tố phi nội dung trong nghe, nói

Để nói tự nhiên, hoặc nghe tiếng anh hiệu quả thì ngoài yếu tố nội dung ra (hiểu nghĩa của từ, các cấu trúc câu, thành ngữ…) thì còn những yếu tố khác đóng phần quan trọng không kém, đó là:

- Phát âm của từ
- Ngữ điệu của câu
- Nối âm giữa các từ với nhau
- Nhấn trọng từ: các từ có nghĩa được nhấn mạnh, các từ mang chức năng ngữ pháp được đọc lướt
- Nhóm từ: các từ tạo nên một đơn vị nghĩa liên quan đến nhau được cho thành một nhóm và đọc liền nhau, các nhóm khác nhau trong một câu được đọc tách nhau ra, đặc biệt trong những câu dài….

Khi nghe tiếng anh, nếu không quen với các yếu tố trên thì bạn sẽ không nhận ra được các từ và nghĩa của câu, mặc dù tất cả các từ được dùng có thể bạn đều đã biết. Khi nói, nếu không có các yếu tố trên thì nói sẽ rời rạc, không tự nhiên.

3. Phản xạ tiềm thức & phản xạ ý thức trong nghe nói tiếng anh

Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng ý thức là khi ta vừa nói, vừa phải giữ trong đầu ý nghĩ về việc nhấn trọng âm chỗ này, trọng từ chỗ kia, từ này phải nối âm với từ khác… Điều đó cản trở việc nói, làm cho việc phản xạ nói không được tự nhiên, hay bị vấp váp…

Khi nghe tiếng anh, nếu không quen với các yếu tố trên thì bạn sẽ không nhận ra được các từ và nghĩa của câu, mặc dù tất cả các từ được dùng có thể bạn đều đã biết. Khi nói, nếu không có các yếu tố trên thì nói sẽ rời rạc, không tự nhiên.

Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng tiềm thức là khi chúng ta nói và chỉ cần quan tâm đến cái “ruột” nội dung, còn cái “vỏ ngôn ngữ” như trên sẽ được tự động được bật ra, do tiềm thức chi phối. Khi đó, chúng ta sẽ nói rất trôi chảy, tự nhiên.

Cần lưu ý rằng: phần lớn các hoạt động căn bản nhất của chúng ta được chi phối bởi tiềm thức, chứ không phải ý thức. Ví dụ: như khi tay người chạm vào một vật rất nóng, thì bàn tay sẽ tự động rụt lại, mà không cần trong đầu ta phải suy nghĩ rằng “ah, vật này nóng, nếu ta không rụt tay lại thì sẽ bị bỏng…”.

Nếu hành động đó do ý thức (những suy nghĩ trong đầu như ở trên) thì e rằng … tay sẽ không còn nguyên vẹn. Hàng loạt các phản xạ khác của chúng ta cũng đều như vậy: việc tự cân bằng khi đi xe đạp, phản xạ nhẩy sang bên khi thấy có xe đâm tới, việc hít thở, việc nghe, nói tiếng Việt…

4. Cách thức tác động vào tiềm thức

Mục tiêu của chúng ta là làm sao để tác động vào tiềm thức, để chúng ta có tiềm thức về trong việc nghe nói tiếng anh.

Tiềm thức là tầng phản xạ của não rất khó bị tác động trực tiếp. Nó không như ý thức, ý nghĩ, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển được ý nghĩ. Với tiềm thức thì việc thực thực hiện nó là hoàn toàn tự động, và việc tác động vào nó không thể làm trực tiếp.

Theo khoa học nghiên cứu về não, thì thời điểm dễ tác động vào tiềm thức nhất là khi não ở trạng thái giữa thức và ngủ, khi đó não không còn bị chi phối bởi quá nhiều ý nghĩ, và nó ở trạng thái “mở” nhất để thu nhận các thông tin bên ngoài vào. Đó là cơ sở khoa học về não cho việc thực hiện việc nghe trước khi đi ngủ. 

Chúng ta nằm ngủ, cắm tai nghe vào, và không cần quan tâm đến nội dung, không cần cố hiểu những từ được nói. Hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn để dần dần ngấm những ngữ điệu, cách nói tự nhiên.

Cách tác động vào tiềm thức cũng như việc học nói Tiếng Anh không thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ để thực sự có một khả năng nghe nói tiếng Anh trôi chảy.

CÁC BÀI NGHE TIẾNG ANH

Để sử dụng phương pháp luyện nghe ngấm tiếng anh như trên, bạn cần có các tài liệu nghe tiếng anh của người bản xứ (native speaker). Bản chất của việc luyện nghe ngấm tiếng anh này không phải để hiểu nội dung bài nghe, mà là để làm quen, ngấm dần cách phát âm, ngữ điệu, cách nói (các yếu tố âm thanh).

Việc chọn tài liệu nghe tiếng anh không quá cầu kì, có thể sử dụng bất kì nguồn tài liệu nghe tiếng anh bản xử nào bạn có.
Xem thêm