1. Bài toán cho CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2
- Phương trình:
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
- Khi CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng
CO2 + CO32- → HCO3-
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần đến hết
- n↓ cực đại = a = nCO2
- Nếu 0 < n↓ < a ⇒ Có 2 giá trị của CO2
Trường hợp 1: CO2 thiếu tạo kết tủa chưa cực đại: nCO2 = a
Trường hợp 2: CO2 dư tạo kết tủa cực đại sau đó hòa tan kết tủa:
nCO2 = 2a – n ↓= nOH- - n ↓
2. Bài toán liên quan tới muối Al3+ tác dụng với OH-
- Phương trình:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
- Nếu OH- dư tiếp tục xảy ra phản ứng:
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại sau đó tan dần đến hết
- n↓cực đại = a khi đó nOH- = 3a
- Nếu 0 < n↓ < a thì có 2 trường hợp của OH-
Trường hợp 1: n↓ tạo ra chưa cực đại nOH- = 3n↓;
Trường hợp 2: n↓ đạt cực đại sau đó lại tan khi đó nOH- = 4a – n↓
+ Muối AlO2- tác dụng với dung dịch H+
Phương trình:
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Khi H+ dư tiếp tục xảy ra phản ứng:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan cho đến hết
- n↓cực đại = a khi đó nH+ = a
- 0 < n ↓ < a khi đó có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Kết tủa chưa đạt cực đại: n↓ = nH+
Trường hợp 2: Kết tủa đạt cực đại sau đó bị H+ hòa tan: nH+ = 4a – 3n↓