Phương pháp dùng các giá trị trung bình
Được đăng bởi Ban biên tập    03/04/2019 16:53

I. Lý thuyết

Nội dung của phương pháp này được chia thành nhiều dạng:

- Phương pháp khối lượng mol trung bình (M)

- Phương pháp số nguyên tử cacbon trung bình

- Phương pháp số nguyên tử hiđro trung bình

- Phương pháp gốc hiđrocacbon trung bình

- Phương pháp nhóm chức trung bình

- Phương pháp hóa trị trung bình

Đối với vô cơ thường chỉ sử dụng 2 phương pháp: khối lượng mol trung bình (M) và hóa trị trung bình.

1. Phương pháp khối lượng mol trung bình (M):

* Khái niệm:

Khối lượng mol trung bình (KLMTB) của hỗn hợp là khối lượng của một mol hỗn hợp đó.

Công thức tính KLMTB:

$\overline M  = \frac{{{m_{hh}}}}{{{n_{hh}}}} = \frac{{{M_1}{n_1} + {M_2}{n_2} + ... + {M_i}{n_i}}}{{{n_1} + {n_2} + ... + {n_i}}}\left( 1 \right)$ 

Trong đó :

${m_{hh}}$ là tổng số gam của hỗn hợp.

${n_{hh}}$ là tổng số mol của hỗn hợp.

${M_1},{M_2},{M_i}$ là khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp.

${n_1},{n_2},...{n_i}$ là số mol tương ứng của các chất.

* Đối với chất khí vì thể tích tỉ lệ với số mol nên (1) được viết lại:

 $\overline M  = \frac{{{M_1}{V_1} + {M_2}{V_2} + ... + {M_i}{V_i}}}{{{V_1} + {V_2} + ... + {V_i}}}\left( 2 \right)$

* Với: ${V_1},{V_2},...{V_i}$ lần lượt là thể tích các chất khí tương ứng.

Từ (1) và (2) suy ra: 
     
      $\overline M  = {M_1}{x_1} + {M_2}{x_2} + ... + {M_i}{x_i}\left( 3 \right)$

Với  là thành phần % số mol hoặc thể tích (nếu hỗn hợp khí) tương ứng của các chất và được lấy theo số thập phân ( nghĩa là 100% ứng với X = 1).

Chú ý: Nếu hỗn hợp chỉ có hai chất có khối lượng mol tương ứng $M_1$ và $M_2$ thì các công thức (1), (2), (3) được viết dưới dạng:

(1) suy ra

$\overline M  = \frac{{{M_1}{n_1} + {M_2}\left( {n - {n_i}} \right)}}{n}$ 

(2) suy ra

$\overline M  = \frac{{{M_1}{V_1} + {M_2}\left( {V - {V_i}} \right)}}{V}$ 

(3) suy ra

 $\overline M  = {M_1}x + {M_2}\left( {1 - x} \right)$

Trong đó ${n_1},{V_1},x$ là số mol, thể tích, thành phần % về số mol hoặc thể tích (hỗn hợp khí) của chất thứ ${M_1}$.

c. Tính chất:

- $\overline M $ không phải là hằng số mà có giá trị phụ thuộc vào thành phần về lượng các chất trong hỗn hợp.

- $\overline M $ luôn nằm trong khoảng khối lượng mol phân tử của chất nhỏ nhất và lớn nhất.

 ${M_{\min }} < M < {M_{\max }}$

- Hỗn hợp hai chất A, B có   có thành phần tính theo số mol tương ứng là a%,b% thì:

 

2. Vận dụng trong giải toán:

Trong vô cơ, thường gặp các dạng toán xác định khối lượng nguyên tử của 2 kim loại thuộc cùng phân nhóm chính và nằm 2 chu kỳ kế tiếp nhau; xác định thành phần hỗn hợp muối cùng 1 cation hoặc cùng 1 anion; xác định % số lượng mỗi đồng vị 1 nguyên tố; % thể tích các khí trong hỗn hợp.

* Chú ý: Ngoài phương pháp trị số trung bình trên ta còn phương pháp số hạt trung bình

$\sum\nolimits_{hạt} {e + p + n = 2Z + N} $ 

Với các nguyên tử đồng vị bền ($Z \le 82$) ta luôn có:

$Z \le N \le 1,5Z$

Giả sử trong nguyên tử số hạt $n=p=e=Z.$     
      $\sum\nolimits_{hạt} { = 3\overline Z  \Rightarrow } \overline Z  = \sum\nolimits_{hạt} {/3 \Rightarrow Z = } $ phần nguyên của $\overline Z $.

(Chỉ áp dụng cho những nguyên tử có $\sum\nolimits_{hạt} { \le 40} $)

II. Bài tập áp dụng (xem file đính kèm)

Xem thêm