Nghe chủ động và nghe thụ động khác nhau thế nào?
Được đăng bởi Trần Thị Ngân Giang    06/05/2019 16:31


Tại sao nghe thụ động lại không hiệu quả?

Trước tiên, hãy tìm hiểu thế nào là nghe thụ động. Nghe thụ động là khi chúng ta nghe điều gì đó mà không thực sự để tâm. Chẳng hạn như nhiều người có thói quen nghe nhạc khi làm việc, bật cho vui vậy thôi chứ không để tâm xem lời bài hát nói gì.

Việc nghe thụ động như vậy không hiệu quả vì đơn giản là ... chúng ta đâu có "nghe". Thật ra chúng ta đang làm việc khác - có thể là đang làm việc, đang ngủ hoặc đang mơ màng gì đó, hoàn toàn không để ý mình đang nghe cái gì. Khi nghe kiểu này thì đừng mong bỗng dưng hiểu được hết những gì đang nghe.

Bạn thử nghĩ mà xem. Ngay cả với tiếng Việt, nếu không chú tâm lắng nghe thì cũng không thể nhớ hoặc hiểu gì được. Ví dụ dễ thấy nhất là nhiều người thích bật radio trong bếp khi nấu ăn hoặc trong lúc ăn sáng. Nhưng liệu nghe như vậy thì họ có nhớ được những gì đã nghe hay không? Thành thực mà nói thì cực ít, vì họ đâu có thực sự lắng nghe. Bạn có thể nhớ được một bài hát nào đó mà bạn thích hoặc một thông tin quan trọng được nhắc đến trong bản tin chỉ khi bạn thực sự chú tâm lắng nghe mà thôi, ngoài ra thì như tai này lọt qua tai kia.

Tiếng mẹ đẻ còn vậy thì nói chi đến một ngoại ngữ khác.

Cách tiếp thu thụ động như vậy nghe thì có vẻ hấp dẫn vì không cần làm gì nhiều. Nhưng thực tế thì kết quả không mấy khả quan. Thế nên, nếu bạn đang tập nghe thụ động như vậy thì nên dừng lại để tìm một phương pháp khác hiệu quả hơn.

Nhưng bạn cũng đừng hiểu lầm, chẳng có hại gì khi tiếp xúc thường xuyên với thứ ngôn ngữ đang học bằng cách bật nhạc hoặc radio văng vẳng bên tai khi nấu ăn hay khi đọc sách. Bạn vẫn có thể lượm lặt được một ít từ vựng hoặc cụm từ hay ho nào đó thu hút được sự chú ý của bạn. Chỉ là đừng để phương pháp tiếp nhận thụ động này trở thành phương pháp luyện nghe chính là được. Muốn chắc chắn có kết quả thì bạn cần luyện tập một cách tập trung hơn.

Tại sao cần tập nghe một cách chủ động?

Vì não bộ cần bạn hướng sự chú ý đến đối tượng cần ghi nhớ.

Bằng cách chú ý và lặp lại nhiều lần, bạn sẽ gửi một thông điệp rõ ràng đến não bộ rằng điều này quan trọng, cần được ghi nhớ. Rõ ràng phương pháp này có thể áp dụng khi học từ vựng hoặc các yếu tố liên quan đến kĩ năng nghe, bao gồm cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu hoặc cách ngắt câu. Bạn cần lưu ý các yếu tố này. Đó là lý do vì sao cần tập nghe một cách chủ động thay vì bị động.

Với cách biến đổi như vậy nếu bạn là người bản xứ thì không thành vấn đề, nhưng nếu bạn là người nước ngoài đang học thứ ngôn ngữ đó thì bạn khó mà nghe ra được.

Thế nên dù bạn có thể đã biết từ đó nhưng sẽ không nhận ra được khi nghe thấy vì cách phát âm đã thay đổi đi nhiều khi các từ được gộp với nhau, thêm nữa lại được nói lướt. Đây là một trong nhiều lý do vì sao tập nghe một cách tập trung lại quan trọng đến vậy. Chỉ học các từ riêng rẽ thôi thì không đủ. Bạn cần phải nghe cách phát âm từ kèm cả ngữ cảnh sử dụng nữa. Chỉ học từ mới mà không nghe cách phát âm thì khi gặp ngữ cảnh hội thoại thật là bạn "bí" chắc luôn đấy.
Xem thêm