Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử - 9. Quan hệ quốc tế
Được đăng bởi Ban biên tập    26/10/2017 14:55

Câu 1. Trình bày các nguyên nhân gây ra mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh. Nêu sự kiện khởi đầu của chiến tranh lạnh.

a. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, bảo vệ CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: chống phá Liên Xô và các nước XHCN, phong trào cách mạng các nước, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mỹ e ngại trước sự lớn mạnh của hệ thống XHCN

- Từ sau chiến tranh, Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất độc quyền về vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

b. Sự kiện khởi đầu của chiến tranh lạnh

- Học thuyết Truman (1947): sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối vưới nước Mỹ - viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Kế hoạch Macsan (6/1947): không chỉ phục hồi kinh tế các nước Tây Âu mà còn tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Kế hoạch Macsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.

c. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập ngày 4/4/1949 tại Washinton, lúc đầu gồm có Mỹ và 11 nước phương Tây. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một lien minh chính trị-quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Sự ra đời của NATO và VACSAVA đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

Câu 2. Trình bày những nét chính của xu thế hòa hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt.

* Nguyên nhân Liên Xô – Mỹ  chấm dứt Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả hai cường quốc quá tốn kém.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Tây Đức và Nhật Bản trở thành mối lo ngại của Liên Xô – Mỹ.

* Biểu hiện

+ Trên cơ sở thỏa thuận Xô –Mỹ, ngày 9/11/1972, hai nhà nước Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức

+ Năm 1972, Xô –Mỹ đã ký Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) và

* Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).

+Tháng 8/1975, có 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký kết Định ước Henxinki với nội dung cơ bản: khẳng định mối quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia,sự hợp tác giữa các nước... từ đó tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan dến hòa bình an ninh khu vực này.

+ Tháng 12/1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) tổng thống Liên Xô M.Goócbachốp và tổng thống Mỹ G.Busơ (cha) tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

* Ý nghĩa:

Chiến tranh lạnh chấm dứt các tranh chấp, xung đột đựoc giải quyết bằng con đường hòa bình (Apganixtan, Namibia..).

Câu 3. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh thay đổi như thế nào?

- Sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN đưa đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực.

- Tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp.

- Xu thế phát triển của thế giới:

+ Một là: trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực với sự vươn lên của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc...

+ Hai là: các quốc gia đều tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

+ Ba là: Mỹ đang cố thiết lập thế giới đơn cực nhưng không dễ gì đạt đựoc mục đích.

+ Bốn là: có nhiều khu vực tình hình không ỏn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự kéo dài như ở bán đảo ban căng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn.

Xem thêm