Một số cách giúp cải thiện kĩ năng giao tiếp tiếng Anh
Được đăng bởi Trần Thị Ngân Giang    05/04/2019 11:51




1. Nói chậm lại

Khi dùng tiếng mẹ đẻ thì bạn có thể vô cùng hoạt ngôn, nhưng muốn đạt mức độ tương đương khi nói một ngôn ngữ nước ngoài thì có vẻ hơi thiếu thực tế.

Đặc biệt là lúc mới học. Tuy ai cũng khuyên là đừng ngại mắc lỗi nhưng muốn gây thiện cảm với người trò chuyện cùng mình cũng là điều dễ hiểu thôi.

Để vượt qua trở ngại này, bạn thử nói chậm lại xem sao.

Đừng lo chuyện nói chậm thì người khác sẽ thấy khó chịu. Các diễn giả chuyên nghiệp cũng làm vậy khi muốn truyền tải thông điệp nào đó. Việc lựa chọn ngôn từ một cách cẩn trọng cũng được xem là biểu hiện sự tôn trọng đối với khán giả, người nghe. Điều đó cho thấy bạn muốn đưa ra câu trả lời chỉnh chu nhất có thể.

 

2. Chịu khó suy nghĩ, đừng hấp tấp

Có lẽ bạn lo rằng người mình trò chuyện cùng sẽ mất kiên nhẫn nên muốn nói cho thật nhanh. Điều đó không đúng đâu - người ta thường thích một câu trả lời được suy nghĩ kĩ lưỡng hơn là chưa nghĩ đã nói. Thế nên cứ thong thả nhé.

Có một vũ khí lợi hại mà bạn có thể tự trang bị cho bản thân chính là những câu nói để "câu" thời gian thay vì bỗng dưng im bặt những lúc cần suy nghĩ. Chẳng hạn như:

 

  • Why is there so much violence on TV? That’s a good question. Let me think for a moment, I haven’t really thought about it before. Well, I suppose…

Sao dạo này trên ti vi nhiều cảnh bạo lực thế nhỉ? Câu hỏi hay lắm. Để tôi suy nghĩ một chút nhé, trước giờ tôi chưa nghĩ đến chuyện đó. Ừm, tôi cho là...

 

Thế là người nói có thêm thời gian cần thiết để suy nghĩ, chỉ cần lặp lại câu hỏi rồi thêm thắt một vài câu bâng quơ vào là được. Làm vậy sẽ giúp bạn nói chuyện nghe trôi chảy, lại không cảm thấy áp lực phải nói cái gì đó khi chưa suy nghĩ thấu đáo.

Các cụm từ cố định là những cụm từ được dùng theo một trật tự định sẵn. Chúng có thể là các dạng động từ, các thành ngữ - hoặc hiểu đơn giản là cụm từ nào chỉ có một cách để nói. Chẳng hạn như:

 

during the day

in the meantime

It’s been a long time since

Sorry to bother/trouble you, but…

Would you mind if…?

Oh, come on!

I’m just kidding!

For what it’s worth,…

To be right/wrong about

An eye for an eye, a tooth for a tooth

 

3. Học cả câu chứ đừng học từng từ

Cách này cũng phần nào làm giảm áp lực đấy. Khi học từ mới, bạn hãy cố ghi nhớ những câu chứa từ này. Sẽ có lúc cần dùng đến cả câu, hoặc chỉ thay đổi chút xíu mà thôi. Nhưng không may là nhiều người lại học "vẹt" mà chẳng hiểu cách dùng từ đó trong câu thế nào.

Càng nhẹ nhõm hơn khi không phải lo lắng câu này câu kia đã đúng ngữ pháp hay chưa. Xem ví dụ sau đây nhé:


to appreciate = to recognize the value of something/somebody

 

I think it’s necessary to feel appreciated in a relationship/ at work.

Tôi nghĩ điều cần thiết ở đây chính là cảm thấy được trân trọng trong một mối quan hệ/ trong công việc.

I appreciate all your hard work.

Tôi trân trọng tất cả nỗ lực của cậu.

 

Ghi nhớ từ "appreciate" theo cách này sẽ có ích hơn rất nhiều đúng không?

 

4. Học cách lắng nghe

Khi nói chuyện bằng một thứ tiếng khác, có lúc do mải nghĩ nên nói gì hoặc là nghĩ xem nói nói vậy chuẩn chưa mà chúng ta quên mất phải lắng nghe người khác.

Như vậy chúng ta sẽ thiệt thòi vì biết đâu họ đang sử dụng chính những từ vựng hoặc ngữ pháp bạn sẽ cần sau này. Thế nên hãy để ý đến cách mọi người nói chuyện, đây chính là thu hoạch quan trọng nhất khi trò chuyện với người khác đấy.

 

5. Tập hỏi dò ý

Cần nhớ rằng giao tiếp là quá trình hai chiều. Sẽ là vô tâm, thậm chí là thô lỗ nếu bạn cứ nói không ngừng mà không đặt câu hỏi cho người khác. Thế nên, khi cạn ý không biết nói gì thì hãy nhớ: người khác cũng có thể có ý muốn bổ sung.

 

What are your views on that?

How about you? What do you think?

Why do you think there’s so much violence on TV?

 

Bạn thấy chuyện đó sao?

Còn bạn? Bạn nghĩ sao?

Bạn cho là vì sao mà trên ti vi nhiều yếu tố bạo lực quá vậy?

 

Những câu hỏi như vậy sẽ kéo dài cuộc nói chuyện và thể hiện rằng bạn cũng quan tâm đến ý kiến của đối phương. Hơn nữa, đặt câu hỏi cũng cho bạn thời gian để thư giãn đôi chút, đồng thời suy nghĩ kĩ hơn.

Những câu dạng dò ý không phải dễ dùng, nên cần dành thời gian để học cách hỏi cho đúng.

Xem thêm