Kỹ năng nhận xét và vẽ biểu đồ đường (đồ thị)
Được đăng bởi
29/09/2017 09:31
Biểu đồ đường (đồ thị) dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục.
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.
Bước 4: Ghi số liệu, cần có bản chú giải khi sử dụng kí hiệu.
Lưu ý:
+ Vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
+ Vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối, với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.
Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng
Các loại biểu đồ dạng đường:
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục).
- Hai trường hợp:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d...
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
(Sưu tầm và tổng hợp)
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục.
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.
Bước 4: Ghi số liệu, cần có bản chú giải khi sử dụng kí hiệu.
Lưu ý:
+ Vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
+ Vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối, với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.
Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng
Các loại biểu đồ dạng đường:
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục).
- Hai trường hợp:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d...
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
(Sưu tầm và tổng hợp)