Unit 15. Space conquest

A.Đọc hiểu (Reading):
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu theo chủ đề “KHÁM PHÁ VŨ TRỤ”.
1. Kiến thức chung: sau khi học xong, học sinh sẽ nắm được chủ đề bài học và mở rộng vốn kiến thức của mình trong lĩnh vực không gian và vũ trụ, cách con người chinh phục không gian.
2. Từ vựng: các từ vựng liên quan đến không gian và vũ trụ.
Kĩ năng:
Đọc lướt để tìm thông tin chung
Đọc kĩ tìm thông tin chi tiết
Đoán nghĩa từ ngữ cảnh
Phần đọc hiểu gồm 3 phần:
Trước khi đọc (Before you read): Thảo luận nhóm, xem tranh và trả lời câu hỏi.
Trong khi đọc (While you read): Đọc đoạn văn nói về Yuri Alekseyevich Gagarin-người đầu tiên bay vào không gian và làm bài tập theo yêu cầu.
Sau khi đọc (After you read): Tóm tắt lại bài đọc.

B. Nói (Speaking):

Sau khi học phần Speaking:
- Học sinh có thể nói về các sự kiện lịch sử chinh phục không gian.
- Học sinh có thể giới thiệu một đoạn ngắn về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.

C. Nghe (Listening):

Nghe hiểu bài hội thoại nói về người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của thế kỉ 20.
Sau khi học xong phần Listening, học sinh sẽ phát triển kĩ năng nghe và ghi nhận thông tin chung, kĩ năng vừa nghe vừa viết lại ý chính đã nghe.
Phần Listening gồm 3 phần:
Trước khi nghe (Before you listen): Nghe và đọc lại từ vựng mới về lĩnh vực không gian, vũ trụ.
Trong khi nghe (While you lislten): Nghe bài hội thoại về người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, sau đó làm bài tập theo yêu cầu.
Ater you listen: (Sau khi nghe): Thảo luận các câu hỏi liên quan đến bài học “Khám Phá Vũ Trụ”.

D. Viết (Writing):

Viết về tiểu sử của một người nổi tiếng.
Sau khi học xong phần Writing, học sinh nắm được nội dung và cấu trúc của một bài tiểu sử về nhân vật nào đó, biết cách viết tiểu sử của một nhân vật dựa vào những thông tin cho trước.

E. Trọng tâm ngôn ngữ (Language focus):

1. Ngữ âm: /nt/ /nd/ /nθ/ /nʃ/ /nʒ/

                                                
2. Ngữ pháp:
a) Câu hỏi đuôi (Tag Question)
Câu hỏi đuôi gồm 1 trợ động từ tương tứng với thì được dùng trong câu nói trần thuật , có “not” hoặc không có “not” và 1 đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu trần thuật.
                                                

Để hiểu hơn về các loại câu hỏi đuôi, chúng ta cùng xem xét các ví dụ sau :
                                            
b) Could/be able to:
+ Could: dùng để chỉ khả năng nói chung
- Chúng ta đều biết, “could” là dạng quá khứ của “can”. Chúng ta dùng ”can/could“ đặc biệt với: see, hear, smell, taste, feel, remember, understand
Ví dụ:
- When we went into the house, we could smell burning.
Khi chúng tôi đi vào căn nhà, chúng tôi có thể ngửi được mùi cháy.
- She spoke in a very low voice, but I could understand what she said.
Cô ấy đã nói giọng rất trầm, nhưng tôi có thể hiểu cô ấy nói gì.
- Chúng ta dùng “can/could” để diễn tả ai đó nói chung có khả năng hay được phép làm điều gì:
Ví dụ:
My grandfather could speak five languages.
(Ông tôi có thể nói được năm ngoại ngữ.)
We were completely free. We could do what we wanted. (= we were allowed to do…)
Chúng ta đã hoàn toàn tự do. Chúng ta có thể làm những gì mà chúng ta muốn (= chúng ta đã được phép làm…)
+ Be able to:
- Dùng để chỉ khả năng làm được một việc gì đó, đôi khi có thể sử dụng thay thế cho “can”, nhưng không thông dụng bằng “ Can”.
Ví dụ:
I’m able to read = I can read
- Dùng để đề cập tới một sự việc xảy ra trong một tình huống đặc biệt (particular situation), chúng ta dùng was/were able to… (không dùng could):
Ví dụ:
The fire spread through the building quickly but everybody was able to escape or … everybody managed to escape (but not “could escape”).
(Ngọn lửa lan nhanh trong tòa nhà nhưng mọi người đã có thể chạy thoát được.)
They didn’t want to come with us at first but we managed to persuade them or … we were able to persuade them (but not “could persuade”).
(Lúc đầu họ không muốn đến nhưng sau đó chúng tôi đã thuyết phục được họ.)