Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

 I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

1. Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh (SGK).

- Đoạn văn gồm 4 nhịp (2 nhịp dài, 2 nhịp ngắn) phối hợp với nhau, hai nhịp cuối khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và dân tộc của dân tộc ta (phải được).

- Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu, kết thúc nhịp thứ tư là một thanh trắc với một âm tiết.

- Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp một dân tộc đó... lặp từ ngữ (dân tộc, đã gan góc, phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.

2. Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (SGK).

- Sự phối hợp vần bằng và vần trắc trong đoạn văn tạo sự hài hòa về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng, trang trọng. Nhịp điệu phối hợp nhanh, chậm, ngắn, dài cộng thêm các từ phản nghĩa (đàn ông, đàn bà, già trẻ, súng, gươm...) làm tăng sức thuyết phục.

- Các cụm từ đối xứng nhau (đàn ông - đàn bà, người già - trẻ, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm...) tạo nên sắc thái hùng hồn.

3. Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích (SGK) thích hợp với việc khẳng định, ca ngợi sức mạnh của cây tre Việt Nam.

- Nhịp điệu khi nhanh khi chậm, nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép.

- Sử dụng phép nhân hóa và câu đối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, tạo ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre khiến cho câu văn hùng hồn, mạnh mẽ.

II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

1. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của phép điệp phụ âm đầu trong các câu thơ (SGK).

- Phụ âm đầu "P" được lặp lại 4 lần, gợi ra những hình tượng hoa lựu đỏ trên cành như những đốm lửa lập lòe....

- Sự xuất hiện 4 lần phụ âm “l" tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh trên mặt ao phản chiếu của mặt nước có tác dụng gợi tả).

2. Đoạn thơ trích trong Tiếng hát sang xuân của Tố Hữu (SGK) có tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần như thế nào?

Trong đoạn thơ, vần ang xuất hiện 7 lần, là vần có nguyên âm rộng và âm tiết nửa mở (kết thúc bằng phụ âm). Vần ang gợi cảm giác rộng mở và chuyển động, thích hợp sắc thái miêu tả sự chuyển mùa, không gian rộng mở của bầu trời khi mùa xuân đến.

3. Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong đoạn trích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (SGK).

- Các từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), nhân cách hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc) và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).

- Lặp cú pháp (câu 1 và câu 2).

- Ngắt nhịp, nhịp ngắn và đối xứng ở ba câu đầu.

- Thanh điệu, 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng.