Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
I. Phân tích đề
- Khái niệm: Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.
- Phương pháp:
+ Đọc kĩ đề bài.
+ Gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề).
+ Chú ý các yêu cầu của đề (nếu có).
+ Xác định yêu cầu của đề: Tìm hiểu nội dung của đề.; tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
Đề 1 (SGK)
- Vấn đề cần nêu: Suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Hình thức nêu vấn đề: Cố định, cụ thể, đề nổi.
- Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội.
Đề 2 (SGK)
- Vấn đề cần nêu: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong Tự tình (bài II).
- Hình thức nêu vấn đề: Không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai, đề mở.
- Phạm vi đề: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài Tự tình.
Đề 3 (SGK)
- Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp trong bài thơ Mùa thu câu cá của Nguyễn Khuyến.
- Hình thức nêu vấn đề: Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai, đề mở.
- Phạm vi vấn đề: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài Thu điếu.
II. Lập dàn ý
Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài. Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ sơ sài.
1. Xác lập luận điểm
Đề 1: Có 2 luận điểm:
+ Cái mạnh của người Việt Nam, có 2 luận cứ (thông minh, nhạy bén với cái mới).
+ Cái yếu của người Việt Nam là lỗ hổng về kiến thức và khả năng thực hành sáng tạo.
Đề 2: Có 2 luận điểm:
+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương, có 2 luận cứ (nỗi cô đơn, sự lỡ làng).
+ Khát vọng sống, có 2 luận cứ (sự phẫn uất; cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ).
Đề 3: Có 2 luận điểm và 2 luận cứ.
2. Xác lập luận cứ
Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
+ Thân bài: Sắp xếp những luận điểm, luận cứ theo trình tự logic.
+ Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học.