Ôn tập phần văn học

I. Nội dung ôn tập

1. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Chặng đường 1945 - 1954: Văn học phản ánh được không khí hồ hởi khi đất nước vừa giành được độc lập. Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

 + Truyện và kí: Một lần tới thủ đôTrận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắtNhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm. Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.

+ Thơ ca: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Lên núi của Hồ Chí Minh. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Cánước, Việt Bắc của Tố Hữu...

+ Kịch: Bắc Sơn của Nguyn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi

- Chặng đường 1955 – 1964:

Các tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp và hiện thực đời sống trước cách mạng, tiêu biểu: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng... viết về đề tài xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng.

+ Thơ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên...

+ Kịch: Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Chị Nhàn của Đào Hồng cẩm...

- Chặng đường từ 1965 - 1975

+ Chủ đề yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tiêu biểu là Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành... Truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long...

+ Thơ: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu; Hoa ngày thường, Chim báo bão của Chế Lan Viên; Đầu súng trăng treo của Chính Hữu...

- Chặng đường từ 1975 đến thế kỉ XX

+ Thơ ca giai đoạn này được đổi mới và mở rộng (Ví dụ: Những người đi từ biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu...)

+ Một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp nhận hiện thực đời sống: Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh...

 + Từ năm 1986, văn học gắn bó với cuộc sống hằng ngày. Văn xuôi thực sự khởi sắc với tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu...

+ Từ sau 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình...

2. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975

- Văn học giai đoạn này gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, của cộng đồng dân tộc. Đề tài bao trùm của văn học là Tổ quốc và CNXH.

-  Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn.

3. Những tác phẩm, tác giả  tiêu biểu

- Truyện ngắn và tiểu thuyết:

+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải).

+ Nắm vững nội dung tư tưởng của các tác phẩm, so sánh để làm rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng tác phẩm (tình huống, khắc họa nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật…).

- Thể loại kịch, tiêu biểu là tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và một số đặc điểm của thể loại kịch để vận dụng vào việc đọc văn bản kịch.

- Văn học nước ngoài gồm những truyện ngắn và tiểu thuyết như: Thuốc (Lỗ Tấn), Số phận con người (M. Sô-lô-khốp), Ông già và biển cả (Ơ. Hê-minh-uê). Nắm vững giá trị nội dung và sáng tạo hình thức trong các tác phẩm để đọc tác phẩm nước ngoài.

II. Phương pháp ôn tập

- Các hình thức luyện tập, thuyết trình, thảo luận, viết báo.

- Hệ thống các vấn đề

+ Số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong Vợ chồng A PhủVợ nhặt, phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nuNhững đứa con trong gia đình. So sánh những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm khi thể hiện chủ đề chung.

+ Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

+ Ý nghĩ tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyn ngắn Số phận một con người.

+ Trong truyện ngắn Thuốc, tác giả  phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ 20. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

+ Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả.

- Ở các tác phẩm còn lại, ôn tập dựa vào phần câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài (SGK).