Ôn tập giữa học kì I
Tiết 1
1. Đọc thành tiếng bài thơ Tiếng chim của tác giả Thanh Hào và trả lời câu hỏi:
- Đọc đoạn từ đầu đến "cho bầu trời xanh" và trả lời câu hỏi: Tác giả tưởng tượng những đàn chim từ đâu tới? Vì sao?
+ Tác giả tưởng tượng những đàn chim tới từ cơn mưa, do cơn mưa nở ra đàn chim.
+ Tác giả tưởng tượng mưa nở ra chim vì sau cơn mưa, không gian tràn ngập tiếng chim hót.
- Đọc đoạn từ đầu đến "cho bầu trời xanh" và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy tiếng chim lấp đầy không gian?
Những hình ảnh: Hót tưng bừng, đầy không gian tiếng gọi tìm, nghìn âm thanh, tiếng chim nặng trĩu, tiếng hót cong hai đầu.
- Đọc đoạn từ "Vườn cây" đến hết và trả lời câu hỏi: Chiếc cầu vồng bên sông có gì đặc biệt?
Chiếc cầu vồng bên sông rung rinh gánh tiếng hót của chim nên bị cong hai đầu.
- Đọc đoạn từ "Vườn cây" đến hết và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả tả “Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng"?
Âm thanh màu hồng là âm thanh mang lại cảm giác hạnh phúc, ấm áp cho các bạn nhỏ.
2. Trao đổi với bạn: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Em thích nhất hình ảnh “ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim”.
- Vì đó là hình ảnh lãng mạn, sau cơn mưa vạn vật đều cảm thấy thoải mái và đàn chim thích thú cất tiếng hót tạo ra khung cảnh sinh động, thơ mộng.
Tiết 2
1. Nghe – viết: Văn bản: Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng của tác giả Phan Phùng Duy.
2. Viết tên:
- Trường em đang học: Trường Trần Đại Nghĩa.
- Ủy ban nhân dân phường, xã nơi em ở: Phường Nguyễn Thái Bình.
- Một câu lạc bộ mà em biết: Câu lạc bộ Ước mơ xanh.
Tiết 3
1. Nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường dựa vào gợi ý:
a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị: Tên hoạt động, thời gian, địa điểm, người tham gia.
b. Nói về hoạt động trải nghiệm.
– Tập trung vào những điều thú vị thể hiện qua:
+ Việc làm.
+ Lời nói.
– Chú ý đến cảm xúc của em và những người xung quanh:
+ Khi tham gia hoạt động.
+ Về sản phẩm hoặc kết quả của hoạt động
c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
2. Cùng bạn bình chọn bài nói theo gợi ý: Nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, giọng nói truyền cảm.
Tiết 4
1. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.
Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
- Danh từ: Giàn mướp, mặt ao, mái nhà, mầm cây, lá, men sứ, hôm sau, tay, gió.
- Động từ: Bắc, chìa, lên, leo, ngóc.
- Tính từ: Mảnh mai, xanh, thoăn thoắt, mềm mại, thanh mảnh, rung rinh, xanh um.
2. Tìm 2 – 3 tính từ:
- Chỉ đặc điểm tiếng suối, tiếng thác: Ào ào, róc rách, ầm ầm, rì rào, róc rách, xối xả.
- Chỉ đặc điểm của ánh nắng: Chói chang, le lói, rực rỡ, ấm áp, gay gắt.
- Chỉ đặc điểm của con đường: Quanh co, uốn lượn, thẳng tắp, gập ghềnh.
3. Tìm thành ngữ so sánh có các động từ, tính từ sau: Yếu, nhanh, phi, chậm, chạy, khỏe.
- Yếu như sên.
- Nhanh như chớp.
- Phi như ngựa.
- Chậm như rùa.
- Chạy như bay.
- Khỏe như voi.
4. Viết đoạn văn ngắn kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
Tiết 5
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật.
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
– Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (trực tiếp, gián tiếp).
+ Thân bài:
* Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
* Diễn biến của câu chuyện ra sao? (kể các sự việc theo trình tự thời gian, kể các sự việc theo trình tự không gian).
+ Kết bài: Mở rộng hoặc không mở rộng.
– Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.