Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
1. Tìm hiểu những đoạn trích (SGK) và nêu luận điểm mắc lỗi
a). Ở đoạn văn a, luận điểm "Cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ". Luận điểm này không phù hợp với luận cứ "Ngõ trúc quanh co", sóng nước gợn tí...".
b). Ở đoạn văn b, luận điểm “Người làm trai thời xưa... để nở mày, mở mặt với thiên hạ..." dài dòng, không nêu được trọng tâm của luận điểm.
c). Ở đoạn văn c, giữa luận điểm "Văn học dân gian ra đời từ phát triển", với luận cứ tiếp theo “nhắc đến nó... cuộc sống" rời rạc, không có sự liên kết về nội dung.
2. Sửa lại các đoạn văn, nêu rõ luận điểm cần trình bày
a). Ở đoạn văn a, nên thay từ “vắng vẻ" bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ.
b). Ở đoạn văn, luận điểm ngắn gọn “người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh".
c). Ở đoạn văn c, luận điểm cần sửa lại là, văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa.
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Các lỗi nêu luận cứ trong các đoạn văn (SGK):
- Lỗi nêu luận cứ là dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra chưa chính xác.
- Lỗi luận cứ trong đoạn viết về Hai Bà Trưng (SGK), lỗi nêu luận cứ sai (không phải hai thế kỉ, và cũng không phải đất nước ta đã thắng lợi hoàn toàn); luận cứ đưa ra cũng chưa chứng minh được cho luận điểm (đất nước ta anh hùng, hào kiệt đời nào cũng có), lập luận mâu thuẫn.
- Lỗi luận cứ trong đoạn viết về lịch sử dân tộc (SGK), lỗi luận cứ lộn xộn, không theo trình tự logic.
III. Lỗi về cách thức lập luận
- Lỗi trong đoạn nói về vai trò người phụ nữ (SGK), lỗi về phương pháp luận; luận cứ không phù hợp với luận điểm.
- Lỗi trong đoạn viết về Nam Cao (SGK), luận cứ không phù hợp với luận điểm. Các luận cứ đều nói về cái đói và nhân vật gắn với cái đói nhưng luận điểm nêu ra lại là “Nam Cao viết về nông thôn".
- Lỗi trong đoạn viết viết của mùa thu (SGK), lỗi luận điểm và luận cứ lộn xộn, không phù hợp.