CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Đề bài (SGK).
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
a). Các đề bài nêu những vấn đề về tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm để yêu cầu người đọc nhận xét, đánh giá. Những đề nghị luận này đều ở dạng đề mở.
b). Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
- Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét.
- Đề “suy nghĩ” yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của bài nghị luận:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.
+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
III. Luyện tập
- Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
- Lập dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
+ Thân bài: Nêu những suy nghĩ về nhân vật.
Ông là người có cảnh ngộ éo le: Vợ chết, con đi xa, sống cô đơn lại bị ốm nặng; ông là người cha thương con vô hạn (dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại cho con); ông cũng là người có lòng yêu thương động vật nên day dứt sau khi bán con chó Vàng.
+ Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật lão Hạc.