CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. Cách dẫn trực tiếp
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật: Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
1. Trong phần trích a (sgk), phần in đậm là lời nói.
Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2. Trong phần trích b (SGK), phần in đậm là ý nghĩ.
Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
Dẫn gián tiếp, tức là trần thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
1. Trong phần trích a (SGK), phần in đậm là lời nói.
Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì.
2. Trong phần trích b (SGK), phần in đậm là ý nghĩ.
- Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.
- Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.
II. Luyện tập
1. Lời dẫn trực tiếp trong câu (a) và (b) SGK là:
a). “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Nam Cao - Lão Hạc)
b). “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả”.
(Nam Cao - Lão Hạc)
2. Học sinh viết đoạn văn, trích dẫn ý kiến theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
3. Thuật lại lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích (SGK) theo cách dẫn gián tiếp:
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xính Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan rằng nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.