Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào

1. Vương quốc Cam-pu-chia.

- Ở Cam-pu-chia, tộc người Khơ-me chiếm đa số, sống ở phía Bắc Cam-pu-chia, họ giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước. Do tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ nên biết khắc chữ Phạn. Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành.

- Từ thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam-pu-chia (Ăng-co, 802 – 1432). Dưới thời Ăng-co, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Các vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng lãnh thổ, từ thế kỉ X đến XII, Cam-pu-chia là một trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất Đông Nam Á.

Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), Cam-pu-chia tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu  sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến Bắc bán đảo Mã Lai.

- Cuối thế kỷ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu, vào thế kỉ XIV, Vương quốc Thái thành lập và nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432, người Khơ- me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía  cư trú Nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).

- Năm 1863, Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược.

- Hơn một nghìn năm phong kiến, Cam-pu-chia có nền văn hóa riêng rất độc đáo.

- Từ thế kỉ VII đã có chữ viết riêng trên cơ sở từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

- Dòng văn học dân gian và văn học viết phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, cộng đồng.

- Nhiều công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo được xây dựng, nổi bật nhất là quần thể Ăng-co-vát và Ăng-co Thom.

2. Vương quốc Lào.

- Đất nước Lào gắn liền với dòng Mê Công, chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.

- Người Lào Thơng có thể là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng từ hàng nghìn năm trước và sáng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).

- Đến thế kỷ XIII, người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm.

- Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

+ Cư dân các mường trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công.

+ Có 15 vị vua kế tiếp nhau trị vì đất nước trong vòng 500 năm.

+ Vua Lào lúc đầu gọi là Khún, sau là Thào rồi là Phía (Phìa).

- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, lập ra nước Lan Xang (Triệu Voi).

- Vương quốc Lan Xang thịnh vượng  (XV – XVII) chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội, quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Cương quyết chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kỉ XVI.

- Đến thế kỷ XVIII, Lang Xang suy yếu và bị Xiêm xâm chiếm. Năm 1827, Chậu A Nụ khởi nghĩa chống Xiêm nhưng thất bại, Lào vẫn là thuộc địa của Xiêm cho đến khi Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa vào năm 1893.

- Người Lào có hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Người Lào thích ca hát, sống hồn nhiên, cởi mở, vui tươi.

- Từ thế kỷ XIII, đạo Phật truyền vào theo một dòng mới. Ở Lào có một số công trình kiến trúc Phật giáo mà nổi bật nhất là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.