Bài 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

I    SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN

- Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bảng các vật liệu khác nhau.

1. Thí nghiệm

a) Vẽ sơ đồ mạch điện.

b) Lập bảng ghi kết quả thí nghiệm.

c) Tiến hành thí nghiệm.

d) Nhận xét xem điện trở của các dây dẫn này là như nhau hay khác nhau.

2. Kết luận

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. 

II - ĐIỆN TRỞ SUẤT - CÔNG THỨC ĐIỆN TRỞ

1. Điện trở suất

- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2.

- Kí hiệu là $\rho $ (đọc là “rô”).

- Đơn vị là W.m (đọc là “ôm mét”).

2. Công thức điện trở

$R = \rho \frac{l}{S}$

$\rho $ là điện trở suất (W.m)

$l$ là chiều dài dây dẫn (m)

S là tiết diện dây dẫn (m2)

III - VẬN DỤNG

C1. Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm (lấy π = 3,14).

Hướng dẫn

Ta có $R{\rm{ }} = p.\frac{l}{S} = {\rm{ }}1,{7.10^{ - 8}}. = \frac{4}{{3,14.{{(0,{{5.10}^{ - 3}})}^2}}} = \frac{{1,{{7.4.10}^{ - 8}}}}{{3,14.0,5.0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 0,087\Omega$


* Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
* Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài $l$ của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
$R = \rho \frac{l}{S}$