Bài 9. Nhật Bản
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu Á, dài trên 3.800 km.
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn.
- Địa hình chủ yếu đồi núi; sông ngắn, dốc; bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp.
- Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).
- Nghèo tài nguyên. Trữ lượng than đá không nhiều, đồng, sắt và các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.
II. DÂN CƯ
- Là nước đông dân.
- Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần → Tỉ lệ người già ngày càng tăng → thiếu lao động, sức ép lớn đến kinh tế - xã hội.
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.
- Người lao động cần cù, làm việc tích cực, kỉ luật, tự giác và trách nhiệm cao.
- Giáo dục được chú trọng đầu tư.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Giai đoạn 1950 - 1973
a) Tình hình
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
- 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
- 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
b) Nguyên nhân
- Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.
2. Giai đoạn sau 1973
- Từ 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng dầu mỏ.
- Từ 1986 đến 1990, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
- Từ 1991, tốc độ chậm lại.
- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, khoa học - kĩ thuật và tài chính.
TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Giá trị sản lượng đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao về sản xuất máy công nghiệp, điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm, tơ sợi tổng hợp…
2. Dịch vụ
- Là khu vực kinh tế quan trọng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt.
- Đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại
- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 trên thế giới với các cảng lớn: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
- Đứng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng.
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
3. Nông nghiệp
- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
- Diện tích đất nông nghiệp ít, nên phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất và chất lượng.
- Trồng trọt: Lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm); Một số cây trồng phổ biến khác như chè, thuốc lá, dâu tằm.
- Chăn nuôi (bò, lợn, gà) tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến.
- Nuôi trồng, đánh bắt hải sản phát triển.
II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN
1. Hôn-su
- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng, tập trung ở phần phía Nam của đảo.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
2. Kiu-xiu
- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
3. Xi-cô-cư
- Khai thác quặng đồng.
- Nông nghiệp đóng vai trò chính.
4. Hô-cai-đô
- Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
- Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
- Các trung tâm công nghiệp lớn là Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.