Bài 9 : Khu vực Tây Nam Á
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Nằm trong khoảng vĩ độ: từ $12^{o}B - 42^{o}B$
- Tiếp giáp:
+ Vịnh: Pec-xích
+ Biển: biển Đen, biển Ca-xpi, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải.
+ Khu vực: Trung Á, Nam Á.
+ Châu lục: châu Âu, châu Á, châu Phi.
$\Longrightarrow $ Ý nghĩa: Nằm ở ngã ba của ba châu lục, Tây Nam Á có vị trí địa lí chiến lược quan trọng về kinh tế, giao thông, quân sự.
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
- Địa hình: Các miền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam gồm:
+ Phía Đông Bắc là miền núi cao từ 500 – 2000m và trên 2000m.
+ Ở giữa là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m).
+ Phía Tây Nam gồm sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m; các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li), dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Khí hậu: Khá đa dạng nhưng nổi bật là khí hậu khô, nóng.
- Sông ngòi: Kém phát triển, lớn nhất là Sông Ti-grơ và Ơ-phrat.
- Cảnh quan: Chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn, tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà, quanh vịnh Pec-xích.
3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ
- Đặc điểm dân cư:
+ Số dân 390 triệu người (2019), phần lớn là người A-rập theo đạo Hồi.
+ Sự phân bố dân cư không đều.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao 80 – 90%.
- Đặc điểm kinh tế:
+ Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí đốt phát triển có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế Tây Nam Á.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Đặc điểm chính trị: Là khu vực không ổn định, luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ. Ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của khu vực.