Bài 9. Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

I. CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm của từng lớp:

Lớp

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

Từ 5 km đến 70 km.

Gần 3.000 km.

Trên 3.000 km.

Trạng thái vật chất

Rắn chắc.

Từ quánh dẻo đến rắn.

Từ lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1.000oC.

Khoảng từ 1.500oC đến 3.700oC.

Cao nhất khoảng 5.000oC.

 

- Lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, đá, không khí, nước, sinh vật,…

- Vỏ Trái Đất bao gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương:

+ Vỏ lục địa: đa phần được tạo bởi đá granit, có độ dày từ 25 km đến 70 km.

+ Vỏ đại dương: cấu tạo bởi đá badan, có độ dày từ 5 km đến 10 km.

II. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

- Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của man-ti

- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.

- Các mảng kiến tạo hiện vẫn đang di chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau với tốc độ rất chậm.

- Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng kiến tạo nhỏ khác. Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.

- Đới tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo là khu vực bất ổn trên Trái Đất, thường xảy ra động đất và núi lửa.

III. ĐỘNG ĐẤT

- Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị rung chuyển đột ngột với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Cường độ mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả:

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Các biện pháp giảm nhẹ hậu quả: xây dựng hệ thống dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy hay các khu vực có rung chấn,…

IV. NÚI LỬA

- Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

- Núi lửa thường phân bố theo nhóm và hầu hết nằm dưới đại dương.

- Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương.

- Nguyên nhân: nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng măcma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

- Các bộ phận của núi lửa: lò măcma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.

- Hậu quả:

+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng, thuận lợi phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

- Dấu hiệu nhận biết: ở những nơi có núi lửa, khi thấy mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,... người dân phải nhanh chóng sơ tán.

 - Các biện pháp giảm nhẹ hậu quả: xây dựng hệ thống dự báo, di dân xa các đới đứt gãy hay các khu vực có núi lửa,…