Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
1. Các dân tộc
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển.
- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc là Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn: Bru-Vân Kiều, Pa-cô, Chứt,...
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,...
$\Longrightarrow$ Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
2. Mật độ dân số
- Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
- Để tính mật độ dân số, lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
- Nhận xét bảng số liệu:
+ Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Can-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
$\Longrightarrow$ Mật độ dân số nước ta rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
3. Phân bố dân cư
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn; thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
+ Khoảng ¾ dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông; chỉ ¼ dân số sống ở thành thị.
- Ảnh hưởng của việc phân bố dân cư không đều:
+ Việc dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển làm vùng này thừa lao động, đất chật người đông và thiếu việc làm.
+ Vùng núi nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân, dẫn đến thiếu lao động cho sản xuất và phát triển kinh tế của vùng này.
- Để khắc phục tình trạng mất cân đối dân cư giữa các vùng, Nhà nước ta đã thực hiện những biện pháp điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng như tạo việc làm tại chỗ, thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới…