Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Đặc điểm chung: Phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng. Trồng trọt vẫn là ngành chính.
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT
- Cơ cấu ngành trồng trọt đa dạng gồm có các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả rau đậu khác.
- Do khí hậu và tài nguyên đất thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác phát triển, phá thế độc canh cây lúa.
1. Cây lương thực
- Bao gồm lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng.
- Các vùng trọng điểm lúa: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
2. Cây công nghiệp
- Cây công nghiệp phát triển khá mạnh.
- Tạo nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
- Các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Cây ăn quả
- Nhiều loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao.
- Các vùng trồng cây ăn quả tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
II. NGÀNH CHĂN NUÔI
- Cơ cấu ngành chăn nuôi: chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm.
- Tình hình phát triển: Chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp.
- Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, đang phát triển theo hướng công nghiệp, mở rộng ở nhiều địa phương.
1. Chăn nuôi trâu bò
- Mục đích: cung cấp sức kéo, thịt, sữa, phân bón.
- Phân bố:
+ Trâu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Bò: Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Chăn nuôi lợn
- Mục đích: cung cấp thịt, phân bón.
- Phân bố: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Chăn nuôi gia cầm
- Mục đích: cung cấp thịt, trứng, phân bón.
- Phân bố: các đồng bằng.