Bài 8. Liên bang Nga
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Diện tích 17 triệu km2, lớn nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải dài ở cả hai châu lục Á và Âu, gồm vùng đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
- Thuận tiện giao lưu với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Địa hình: cao ở phía Đông, thấp dần về phía Tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia Liên bang Nga thành 2 phần rõ rệt:
+ Phía Tây: Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt. Dãy U-ran giàu khoáng sản than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu... thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Phía Đông: Chủ yếu là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản (than đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, kẽm, thiếc...), trữ lượng lớn nhất nhì thế giới.
- Rừng: Có diện tích đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha).
- Sông, hồ: Nhiều sông lớn có giá trị thủy điện, hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
- Khí hậu ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía Bắc khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt.
- Thuận lợi: Phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: Nhiều vùng có khí hậu giá lạnh, khô hạn; Khoáng sản phân bố ở những nơi khó khai thác.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỉ suất sinh giảm, nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động.
- Dân cư phân bố không đều: tập trung ở phía Tây, 70% dân số sống ở thành phố.
2. Xã hội
- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao.
→ Thuận lợi cho Liên bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
TIẾT 2: KINH TẾ
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô Viết
- Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 thế kỉ XX)
- Khủng hoảng kinh tế, chính trị, vị trí vai trò cường quốc giảm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống: khai thác dầu khí, điện, khai thác kim loại, luyện kim, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất gỗ... Trong đó, khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, tin học, hàng không... là cường quốc công nghiệp vũ trụ.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Tây Xi-bia, U-ran.
2. Nông nghiệp
- Sản lượng nhiều ngành tăng, đặc biệt lương thực tăng nhanh.
- Các nông sản chính: lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả.
3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng phát triển với đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng; là nước xuất siêu.
- Các trung tâm dịch vụ lớn nhất: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua.
III. MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG
- Vùng Trung ương: Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm. Có thủ đô Mát-xcơ-va.
- Vùng Trung tâm đất đen: Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
- Vùng U-ran: Giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
- Vùng Viễn Đông: Giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.
IV. QUAN HỆ NGA - VIỆT TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI
- Quan hệ truyền thống ngày càng mở rộng, hợp tác toàn diện, Việt Nam là đối tác chiến lược của LB Nga.