Bài 5. Xác suất của biến cố

1. Định nghĩa cổ điển của xác suất

Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số $\frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}$ là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A).

$P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}$

2. Tính chất của xác suất

* Định lí

a) $P\left( \emptyset  \right) = 0,P\left( \Omega  \right) = 1$

b) $0 \le P\left( A \right) \le 1$, với mọi biến cố A.

c) Nếu A B xung khắc, thì

$P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)$ (công thức cộng xác suất).

* Hệ quả

Với mọi biến cố  A, ta có:

$P\left( {\overline A } \right) = 1 - P\left( A \right)$

3. Các biến cố độc lập, công thức nhân xác suất

A B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi:

$P\left( {A.B} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)$.