Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
1. Vũ Trụ
- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.
- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là Dải Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời
- Khái niêm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.
+ Các đám bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,6 triệu km.
- Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Giờ ở múi bên phải số 0 sớm hơn giờ ở múi bên trái số 0.
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
- Biểu hiện:
+ Nữa cầu Bắc lệch về bên phải.
+ Nữa cầu Nam lệch về bên trái.
- Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với các vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.