Bài 5. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG BẰNG KIM LOẠI

- Kim loại đã được phát hiện như thế nào?

Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá. Đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

- Điểm khác biệt giữa công cụ và vật dụng bằng kim loại với công cụ bằng đá là công cụ làm bằng sắt phải luyện chế từ đồng thau và sắt còn công cụ bằng đá được làm từ đá và mài dũa thô sơ. Hình dáng của công cụ bằng sắt dài sắc, nhọn, bền, gọn, sử dụng tiện lợi hơn công cụ bằng đá thô sơ.

+ Việc chế tạo công cụ lao động bằng kim loại giúp con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ.

+ Trồng trọt, săn thú cũng dễ dàng hơn với công cụ bằng kim loại. Một số công việc mới xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vụ khí…

II. SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, vào cuối thời nguyên thủy, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm dư thừa này thuộc về một số người (những người đứng đầu thị tộc).

- Trong xã hội có phân hóa giàu, nghèo, mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị là không bình đẳng.

- Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy ở các nơi trên thế giới không giống nhau. Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp chủ yếu bên các dòng sông, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sử dụng công cụ đá và đồng đỏ. Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.

III. VIỆT NAM CUỐI THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

- Cách nay hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ). Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai… Họ làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng… Những xóm làng đã dần dần xuất hiện.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Luyện tập

1. Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này?

- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:

+ Về kinh tế: Công cụ bằng kim loại ra đời khiến năng suất lao động tăng, nhiều ngành nghề đã ra đời như luyện kim, nông nghiệp, khai thác mỏ, chế tạo vũ khí...

+ Về xã hội: Đời sống xã hội của người nguyên thủy có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra những chuyển biến trên.

Vận dụng

2. Quan sát công cụ lao động và những vật dụng của người nguyên thủy giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, viết một đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của họ.

3. Một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy gồm: Dao, búa, cuốc, xẻng, cày, đục, lưỡi câu...