Bài 5. Số gần đúng, sai số
I. Số gần đúng
Số $\overline a $ biểu thị giá trị thực của một đại lượng gọi là số đúng. Số a có giá trị ít nhiều sai lệnh với số đúng a gọi là số gần đúng của số $\overline a $.
II. Sai số tuyệt đối
1. Sai số tuyệt đối của một số gần đúng
Nếu a là số gần đúng của số đúng $\overline a $ thì ${\Delta _a} = \left| {\overline a - a} \right|$ được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
2. Độ chính xác của một số gần đúng
Nếu ${\Delta _a} = \left| {\overline a - a} \right| \le d$ thì $ - d \le \overline a - a \le d$ hay $a - d \le \overline a \le a + d$.
Ta nói a là số gần đúng của $\overline a $ với độ chính xác d, và quy ước viết gọn là $\overline a = a + d$.
II. Quy tròn số gần đúng
1. Ôn tập quy tắc làm tròn số
Nếu chữ số sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay nó và các chữ số bên phải nó bởi chữ số 0.
Nếu chữ số sau hàng quy tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cũng làm như trên, nhưng cộng thêm một đơn vị vào chữ số của hàng quy tròn.
2. Cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước
Khi viết số gần đúng ta thường quy tròn nó. Việc quy tròn một số gần đúng căn cứ vào độ chính xác của nó. Nếu độ chính xác đến hàng nào thì ta quy tròn số gần đúng đến hàng kề trước nó.