Bài 49. Quần xã sinh vật
I. THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ SINH VẬT?
- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định. Chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Có cấu trúc tương đối ổn định.
II. NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA MỘT QUẦN XÃ
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
- Số lượng các loài được đánh giá qua các chỉ số: Độ đa dạng, Độ nhiều, Độ thường gặp... của các loài trong quần xã.
- Thành phần các loài sinh vật thể hiện qua: Loài ưu thế, Loài đặc trưng,...
III. QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng.
- Sinh vật trong quá trình biến đổi dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.