Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới

1. Khí hậu

- Vị trí, giới hạn:

+ Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

+ Diện tích 14,1 triệu km2.

+ Có các đại dương bao quanh: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

- Khí hậu:

+ Khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm dưới –10oC.

+ Châu Nam Cực còn được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Người ta đo được nhiệt độ thấp nhất ở đây là –94,5oC.

+ Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60 km/giờ.

- Địa hình: Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực là lớp băng dày bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ, độ cao trung bình 2.600 m.

- Sinh vật:

+ Thực vật không thể tồn tại.

+ Động vật gồm những loài có khả năng chịu rét tốt như chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng, cá voi xanh…

- Khoáng sản: Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản: than đá, sắt, đồng… Thềm lục địa Nam Cực có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu

- Châu Nam Cực là châu lục được khám phá và nghiên cứu muộn nhất.

- Do băng tuyết bao phủ quanh năm nên Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại.

- Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản… xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.

- Các nước tham gia nghiên cứu Nam Cực đã kí “Hiệp ước Nam Cực” (ngày 1-12-1959), quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hòa bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.