Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ

1. Sơ lược lịch sử

- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới (năm 1492), trên lãnh thổ Trung và Nam Mĩ chỉ có thổ dân Anh-điêng sinh sống.

- Từ thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... kéo tới xâm chiếm thuộc địa.

- Các nước Trung và Nam Mĩ trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và đã giành được độc lập.

- Tuy vậy, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào Hoa Kì.

- Hiện nay, các nước Trung và Nam Mĩ đang từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài và liên kết với nhau trong tổ chức kinh tế khu vực.

2. Dân cư

- Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ.

- Thành phần chủng tộc chủ yếu là người lai.

- Ngôn ngữ chính: tiếng La-tinh.

- Văn hóa: có nền văn hóa Mĩ La-tinh độc đáo, do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh-điêng, Phi, Âu.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, trên 1,7%.

- Dân cư phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu:

+ Tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu mát mẻ, khô ráo.

+ Vùng thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) là các vùng ở sâu trong nội địa, như đồng bằng sông A-ma-dôn.

3. Đô thị hóa

- Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.

- Tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số.

- Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ: Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

- Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh, đô thị hóa mang tính chất tự phát, không gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, nên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

+ 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn;

+ Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm;

+ Nghèo đói;

+ Các tệ nạn xã hội diễn ra nhiều nơi;

+ An ninh, trật tự xã hội phức tạp…