Bài 42 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
1. VỊ TRÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
- Giới hạn: thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
- Vị trí:
+ Phía Bắc: giáp Trung Quốc.
+ Phía Đông Bắc: giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
+ Phía Đông: giáp biển Đông.
+ Phía Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Phía Tây: giáp Lào.
2. ĐỊA HÌNH CAO NHẤT VIỆT NAM
- Miền có địa hình cao nhất cả nước:
+ Núi non trùng điệp với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.
+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam, đỉnh Phan-xi-păng cao 3414m.
+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng, tạo nên những cảnh quan đẹp và đa dạng.
- Sông ngòi ngắn, dốc, lắm thác ghềnh.
- Khí hậu - sinh vật: Phân hóa theo độ cao. Có đủ các vành đai từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới trên núi cao.
3. KHÍ HẬU ĐẶC BIỆT DO TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
+ Miền núi thường chỉ kéo dài trong 3 tháng (tháng 12, tháng 1, tháng 2).
+ Nhiệt độ cũng thường cao hơn so với những nơi có cùng độ cao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 – 3 độ C.
- Mùa hạ có gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng (gió Lào).
- Mùa mưa lũ có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc (tháng 7), đến Bắc Trung Bộ (tháng 10, 11).
4. TÀI NGUYÊN PHONG PHÚ ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRA, KHAI THÁC
- Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện: sông Đà (nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La).
- Khoáng sản: Có hàng trăm mỏ và điểm quặng (đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý và đá vôi).
- Sinh vật: có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao.
- Tài nguyên biển: giàu hải sản, nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,...)
5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
- Khôi phục và phát triển diện tích rừng trong miền.
- Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá và cửa sông.
- Sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai.