Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
1. Khái quát tự nhiên
- Diện tích rộng lớn: 20,5 triệu km2.
- Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
- Giáp biển Ca-ri-bê và hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
- Địa hình:
+ Eo đất Trung Mĩ: là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có các dãy núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa.
+ Quần đảo Ăng-ti: là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê.
- Khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.
+ Có gió tín phong thổi quanh năm, theo hướng đông bắc.
+ Phía đông mưa nhiều hơn phía tây.
- Thảm thực vật có sự phân hóa theo chiều đông – tây:
+ Eo đất Trung Mĩ: Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
+ Quần đảo Ăng-ti: Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
b) Khu vực Nam Mĩ
- Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình:
$\bullet \,\,$ Phía Tây:
+ Dãy núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình 3.000 m đến 5.000 m, nhiều đỉnh vượt quá 6.000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm.
+ Giữa các dãy núi xen kẽ nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.
+ Cảnh quan thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao, rất phức tạp.
$\bullet \,\,$ Ở giữa:
+ Gồm các đồng bằng rộng lớn: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta.
+ Đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
$\bullet \,\,$ Phía Đông:
+ Gồm sơn nguyên Guy-a-na, sơn nguyên Bra-xin được hình thành lâu đời, bề mặt bị bào mòn và cắt xẻ mạnh.
+ Có rừng rậm nhiệt đới ẩm bao phủ.