Bài 4. Phép thử và biến cố
I. Phép thử, không gian mẫu
1. Phép thử
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết được tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
2. Không gian mẫu
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là $\Omega $.
II. Biến cố
Biến cố là một tập hợp con của không gian mẫu.
Tập $\emptyset $ được gọi là biến cố không thể (gọi tắt là biến cố không). Còn tập $\Omega $ được gọi là biến cố chắc chắn.
III. Phép toán trên các biến cố
Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử.
- Tập $\Omega \backslash A$ được gọi là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu là $\overline A $.
Giả sử A và B là hai biến cố liên quan đến một phép thử. Ta có định nghĩa sau:
- Tập $A \cup B$ dc gọi là hợp của các biến cố A và B.
- Tập $A \cap B$ dc gọi là giao của các biến cố A và B.
- Nếu $A \cap B = \emptyset $ thì ta nói A và B xung khắc.
Ta có bảng sau: