Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
I. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
1. Vùng biển nước ta
- Bờ biển dài 3.260km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển.
2. Các đảo và quần đảo
- Trong vùng biển nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ, gồm đảo ven bờ và đảo xa bờ.
- Hệ thống đảo ven bờ có khoảng hơn 3.000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Một số đảo ven bờ có diện tích lớn như: đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo…
- Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa (Đà Nẵng).
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
a. Khai thác:
- Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
- Hải sản với hàng nghìn loại cá, hàng trăm loại tôm – cua – mực và nhiều đặc sản, trong đó có nhiều loại ngon, chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn.
b. Nuôi trồng:
- Tiềm năng rất lớn, hiệu quả còn hạn chế.
- Các khu vực có ngành nuôi trồng thủy sản mạnh: Hạ Long, Bái Tử Long, Trung Bộ, Cà Mau, Rạch Giá - Hà Tiên.
c. Chế biến:
- Phương pháp hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp.
- Phương pháp truyền thống với các loại mắm, sơ chế hải sản.
- Các khu vực phát triển về chế biến hải sản: Hạ Long, Hải Phòng, các tỉnh Nam Trung Bộ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc.
2. Du lịch biển - đảo
- Tiềm năng thiên nhiên của du lịch biển – đảo vô cùng lớn, xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng, song chủ yếu là hoạt động tắm biển.
- Phương hướng:
+ Phát triển nhiều loại hình du lịch
+ Tăng cường cơ sở hạ tầng, chống ô nhiễm môi trường biển.
+ Quảng bá du lịch…