Bài 37 : Đặc điểm sinh vật Việt Nam
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng:
+ Đa dạng về thành phần loài.
+ Đa dạng về gen di truyền.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng sinh học.
- Điều kiện sống cho sinh vật khá thuận lợi:
+ Trên đất liền: rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Trên biển Đông: hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
2. SỰ GIÀU CÓ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT
- Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
- Số loài quý hiếm:
+ Thực vật: 350 loài.
+ Động vật: 365 loài.
- Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật Việt Nam: Môi trường sống thuận lợi (nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ,…); Là nơi tụ hợp của nhiều luồng di cư sinh vật từ Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Ấn Độ,…
3. SỰ ĐA DẠNG VỀ HỆ SINH THÁI
a) Rừng ngập mặn
- Rộng hàng trăm nghìn ha.
- Phân bố: Vùng cửa sông và ven biển, ven hải đảo.
- Chủ yếu là tập đoàn cây đước, sú, vẹt.. cùng với hàng trăm loài tôm, cua, cá… và chim, thú.
b) Rừng nhiệt đới gió mùa
- Có nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh: Cúc Phương, Ba Bể…
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp): Tây Nguyên
+ Rừng tre, nứa: Việt Bắc
+ Rừng ôn đới núi cao: Hoàng Liên Sơn
c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh: ngày càng thu hẹp $\longrightarrow $ hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để bảo vệ, phục hồi và phát triển những tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi: Đang ngày càng mở rộng.
d) Các hệ sinh thái nông nghiệp
- Do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
- Hệ sinh thái nông – lâm nghiệp như ruộng, vườn, ao, chuồng, hồ thủy sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp…
- Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.