Bài 35. Ưu thế lai

I. HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI

- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng...

- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ.

II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI

- Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp), con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp $\longrightarrow$ chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.

$\Longrightarrow$ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.

- Ví dụ:

P: (Aabbcc) x (aaBBCC)

$\longrightarrow$ F1: AaBbCc

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng

- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.

+ Ví dụ: ở ngô, tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 đến 30% so với giống hiện có.

- Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.

+ Ví dụ: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại bạch $\longrightarrow$ Lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.