Bài 33. Tập tính ở động vật
1. Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật
- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Có 2 loại tập tính được hình thành trong đời sống của cá thể động vật, bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bơi của cá,…
+ Tập tính học được: hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho từng cá thể. Ví dụ: gà con thấy diều hâu sẽ trốn vào chỗ gà mẹ, trẻ nhỏ học cách cầm đũa,…
- Tập tính giúp cho động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
2. Thực hành quan sát tập tính ở động vật
3. Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn
- Hiện nay, người ta ứng dụng tập tính của động vật trong nhiều lĩnh vực thực tiễn như trong chăn nuôi, trồng trọt, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt, như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài; học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ dúng giờ;… xóa bỏ những thói quen không tốt.