Bài 32. Vùng Đông Nam bộ (tiếp theo)

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước.

1. Công nghiệp

- Có sự thay đổi rõ rệt so với trước ngày giải phóng.

- Công nghiệp trở thành ngành chính.

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm.

- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu (thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng).

2. Nông nghiệp

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa…).

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp.

- Thủy sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài gây thiếu nước.

- Giải pháp: Bảo tồn và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng, Trị An.