Bài 30 : TH: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

1. Đọc lược đồ tự nhiên Việt Nam, xác định các dãy núi, các dòng sông dọc theo vĩ tuyến 22oB, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung:

- Các dãy núi:

+ Dãy Pu Đen Đinh

+ Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Dãy Con Voi

+ Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn

- Các dòng sông:

+ Sông Đà

+ Sông Hồng

+ Sông Chảy

+ Sông Lô

+ Sông Gâm

+ Sông Kì Cùng

2. Phân tích lát cắt địa hình: Đi dọc kinh tuyến 108oĐ phải đi qua:

a) Đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.

b) Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên: Dung nham núi lửa tạo thành các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với badan trẻ là các đá cổ thời tiền Cambri, là khu nền cổ, bị nứt vỡ, kèm theo sự phun trào mắc ma, tạo nên các cao nguyên xếp tầng, sườn dốc, nhiều suối...

3. Tìm hiểu tác động của địa hình đến giao thông vận tải:

- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau, phải vượt qua các đèo lớn: đèo Sài Hồ, đèo Tam Điệp, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả.

- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam:

+ Tốn kém trong xây dựng đường giao thông, vượt qua đèo rất nguy hiểm.

+ Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ.

+ Gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ do hiện tượng đất trượt, đá lở.

- Ví dụ: Tại khu vực đèo Hải Vân, độ cao rất lớn và sườn dốc chênh vênh bên bờ biển phía đông. Hiện nay, hầm Hải Vân đã được xây dựng, thúc đẩy mạnh mẽ giao thông vận tải Bắc - Nam.