Bài 30: Kinh tế Châu Phi

1. Nông nghiệp

a) Ngành trồng trọt

- Cây công nghiệp nhiệt đới:

+ Trồng trong các đồn điền, do các công ti nước ngoài sở hữu, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa với quy mô lớn, nhằm mục đích xuất khẩu.

+ Phân bố: ca cao (phía Bắc vịnh Ghi-nê), cà phê (phía tây và phía đông châu Phi), cọ dầu (ven vịnh Ghi-nê và những nơi có khí hậu nhiệt đới). Ngoài ra còn có lạc, cao su, bông, thuốc lá, chè...

- Cây ăn quả cận nhiệt:

+ Được trồng nhiều là nho, cam, chanh, ôliu...

+ Phân bố ở cực Bắc và cực Nam châu Phi, trong môi trường địa trung hải.

- Cây lương thực:

+ Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.

+ Hình thức canh tác nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người.

+ Sản lượng không đáp ứng được nhu cầu.

+ Phân bố: kê (trồng phổ biến nhưng năng suất, sản lượng thấp), lúa mì và ngô (trồng nhiều ở Nam Phi và các nước ven Địa Trung Hải), lúa gạo (Ai Cập).

b) Ngành chăn nuôi

- Kém phát triển, chăn thả là hình thức phổ biến nhất.

- Một số quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển: Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a...

- Phân bố: cừu, dê (chăn thả thành đàn với quy mô khá lớn ở các đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc); lợn (các quốc gia Trung Phi và Nam Phi); bò (Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a...).

2. Công nghiệp

- Tuy có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhưng các nước châu Phi có nền công nghiệp nhỏ bé, chậm phát triển, chỉ chiếm 2% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

- Nguyên nhân nền công nghiệp châu Phi kém phát triển là do chỉ chú trọng khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- Một số ngành tiêu biểu: Khai thác khoáng sản, lắp ráp cơ khí, luyện kim màu, hóa chất,...

- Một số nước tương đối phát triển: Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.

- Trở ngại lớn nhất trong sự phát triển công nghiệp ở châu Phi là thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng…