Bài 3. Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt
I. Số trung bình cộng (hay số trung bình)
* Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất
$\overline x = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{x_1} + {n_2}{x_2} + .... + {n_k}{x_k}} \right) = {f_1}{x_1} + {f_2}{x_2} + ... + {f_k}{x_k}$
* Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
$\overline x = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{c_1} + {n_2}{c_2} + .... + {n_k}{c_k}} \right) = {f_1}{c_1} + {f_2}{c_2} + ... + {f_k}{c_k}$
II. Số trung vị
Sắp thứ tự các số liệu thống kê thành dãy không giảm (hoặc không tăng). Số trung vị (của các số liệu thống kê đã cho) kí hiệu ${M_e}$ là số đứng giữa dãy (số hạng thứ $\frac{{n + 1}}{2}$) nếu số phần tử là lẻ và là trung bình cộng của hai số đứng giữa dãy (trung bình cộng của số hạng thứ $\frac{n}{2}$ và số hạng thứ $\frac{n}{2} + 1$) nếu số phần tử là chẵn.
III. Mốt
Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất và được kì hiệu là ${M_0}$.
Nếu trong bảng phân bố tần số có hai giá trị có tần số bằng nhau và lớn hơn tần số của các giá trị khác thì ta có hai giá trị đó là hai mốt.