Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Có 2 kiểu quần cư chính: quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp, tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao, tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt.
So sánh | Quần cư nông thôn | Quần cư đô thị |
Khái niệm | Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. | Là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. |
Mật độ dân cư | Thấp | Cao |
Nhà cửa đường sá | Nhà cửa cách xa nhau. Làng mạc, thôn xóm xen kẽ với ruộng đồng, sông nước,… | Phố xá, nhà cửa san sát, tập trung |
Hoạt động kinh tế | Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp | Công nghiệp và dịch vụ |
Lối sống | Truyền thống | Hiện đại |
2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị
- Khái niệm: Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị.
$\bullet \,\,$ Quá trình đô thị hóa trên thế giới:
- Đô thị xuất hiện rất sớm từ thời Cổ đại.
- Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp.
- Đến thế kỉ XX, đô thị phát triển rộng khắp trên thế giới.
$\bullet \,\,$ Sự hình thành các siêu đô thị:
- Dân số đô thị và đô thị trên thế giới ngày càng tăng.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng tạo thành các siêu đô thị, nhất là ở các nước đang phát triển. Siêu đô thị tập trung nhiều nhất ở châu Á.
+ Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là Luân Đôn và Niu-I-oóc.
+ Các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên: Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.
+ Các siêu đô thị ở các châu lục khác: Lốt An-giơ-lét, Mê-hi-cô Xi-ti, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Pa-ri, Mat-xcơ-va, Cai-rô, La-gốt.
$\Longrightarrow$ Kết luận:
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Quá trình phát triển tự phát của nhiều đô thị cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông, nhà ở, y tế, giáo dục... của người dân đô thị.
- Biện pháp: Quy hoạch lại đô thị, chú trọng bảo vệ môi trường, giảm tỉ lệ gia tăng dân số, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân...