Bài 3: Như có ai đi vắng
Khởi động
Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý: Thăm hỏi, kể...
- Thăm hỏi người thân về: Sức khỏe, công việc có thuận lợi không?
- Kể về tình hình của em và gia đình như: Sức khỏe của em và gia đình, việc học của em ra sao? Công việc của bố mẹ như thế nào? Hoạt động thường ngày có gì đặc biệt?
Khám phá và luyện tập
Đọc và trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?
Bạn nhỏ kể việc mình trò chuyện với ông nội qua điện thoại, được nghe thấy tiếng ông khiến nỗi nhớ ông vơi bớt.
2. Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?
- Đỡ nhớ ông biết mấy.
- Mà quá chừng nhớ mong.
- Chuông điện thoại reo giòn/Những niềm vui bất chợt.
3. Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?
Cả nhà cảm thấy buồn bã, hụt hẫng, như có người vắng nhà.
4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Em thích nhất hình ảnh khi đường dây điện thoại bị đứt, cả nhà ai cũng nhớ mong, như có người đi vắng. Điều đó thể hiện tình cảm của cả gia đình bạn nhỏ dành cho ông nội.
Đọc một bài văn về gia đình.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích như: Tên bài văn, tác giả, từ dùng hay (chỉ hoạt động, chỉ tình cảm), hình ảnh đẹp…
b. Trao đổi với bạn về 2 - 3 từ ngữ dùng hay trong bài văn: Tìm 2 – 3 từ ngữ hay trong bài đọc và chia sẻ với bạn về ý nghĩa và vai trò của từ ngữ ấy.
Viết
1. Nghe viết văn bản sau:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng.
2. Chọn vần êch hoặc vần uêch thích hợp với mỗi ngôi sao và thêm dấu thanh (nếu cần):
- Nguệch ngoạc, bạc phếch, chênh chếch.
- Trống huếch, rỗng tuếch, trắng bệch.
3. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ngôi sao.
a. Chữ ch hoặc chữ tr:
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
b. Vần ac hoặc vần at và thêm dấu thanh (nếu cần):
Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Lũy tre xào xào
Đồng quê bát ngát.
Luyện từ và câu
1. Tìm trong đoạn văn sau những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:
Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hòa, gọn gàng, đẹp mắt.
(Phúc Quảng)
Những cặp từ có nghĩa trái ngược: Cao – thấp, rộng – hẹp, dày – mỏng, lớn – bé.
2. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau: Tròn, lớn, tươi, nóng, cao, chín.
Tròn – méo, lớn – bé, tươi – héo, nóng – lạnh, cao – thấp, chín - xanh.
3. Sử dụng 2 - 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 2 để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà.
- Đôi dép của bố thì lớn còn của em thì bé.
- Xe đạp của anh thì cao còn của em thì thấp.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:
- Thời tiết buổi sáng thì nóng còn buổi tối thì lạnh.
- Buồng chuối đã chín còn quả ổi vẫn còn xanh.
Vận dụng
1. Đóng vai gọi điện cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể một niềm vui của em ở trường:
- Em: Cháu chào ông! Dạo này ông có khỏe không? Mấy bữa trời mưa ông còn đau gối không ạ?
- Ông ngoại: Chào cháu, dạo này ông khỏe nhiều rồi, còn cháu học hành thế nào? Bố mẹ và các anh chị có khỏe không?
- Em: Cháu vừa được trao giải Ba cuộc thi vẽ toàn trường ông ạ, cháu rất vui, đến hè về thăm ông cháu sẽ đem giấy khen theo cho ông xem nhé!
2. Chia sẻ cảm xúc của em khi gọi điện cho ông bà hoặc người thân theo gợi ý: Vui vẻ, hạnh phúc…
Sau khi gọi điện cho ông, em rất vui vì sức khỏe ông đã tốt hơn. Ông rất mừng vì em đã tiến bộ hơn trong học tập. Hè này có dịp về thăm quê em sẽ khoe với ông những giải thưởng mình đã được tặng. Em cảm thấy hạnh phúc khi được chia sẻ niềm vui với ông.