Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người
I. MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
+ Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh (mắc phải trong quá trình phát triển).
+ Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
1. Bệnh Đao:
- Đặc điểm di truyền: Cặp NST số 21 có 3 NST.
- Biểu hiện bên ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
- Về sinh lí: si đần, không có con.
2. Bệnh Tớcnơ (OX):
- Đặc điểm di truyền: Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X).
- Biểu hiện bên ngoài: bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn.
- Về sinh lí: Tuyến vú không phát triển, không kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
3. Bệnh bạch tạng
- Đặc điểm di truyền: Đột biến gen lặn.
- Biểu hiện bên ngoài: Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Đặc điểm di truyền: Đột biến gen lặn.
- Biểu hiện bên ngoài: Câm điếc bẩm sinh.
II. MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người:
+ Tật khe hở môi - hàm.
+ Tật bàn tay mất một số ngón.
+ Tật bàn chân mất ngón và dính ngón.
+ Tật bàn tay nhiều ngón.
III. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN
- Nguyên nhân:
+ Do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn trao đổi chất nội bào.
- Biện pháp hạn chế:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.