Bài 28. Vùng Tây nguyên

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ

- Diện tích 54.475 km2

- Là vùng duy nhất nước ta không giáp biển.

- Tiếp giáp:

+ Đông Bắc, Đông, Đông Nam: giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ.

+ Tây: giáp hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Ý nghĩa:

+ Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Có mối liên hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- Đặc điểm:

+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng: cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

+ Nơi đầu nguồn của các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Đồng Nai, sông Ba.

+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.

- Thuận lợi:

+ Đất ba dan chiếm diện tích lớn nhất cả nước.

+ Rừng tự nhiên còn khá nhiều.

+ Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

+ Trữ năng thủy điện khá lớn.

+ Khoáng sản: Bô-xít trữ lượng lớn.

+ Cảnh đẹp thiên nhiên.

$\Longrightarrow$ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi phát triển kinh tế đa ngành.

- Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô.

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

- Đặc điểm:

+ Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho

+ Là vùng thưa dân nhất nước ta

+ Phân bố dân cư không đều. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông và các nông, lâm trường.

- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.