Bài 27. Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP

1. Vai trò

- Là một ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.

- Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu vì:

+ Liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư.

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân.

+ Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Đặc điểm

a) Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế

- Cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.

b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi

- Cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.

c) Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ

- Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dich vụ, làng nghề… tận dụng thời gian nhàn rỗi.

d) Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

- Vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

e) Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

- Các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp được hình thành và phát triển, đẩy mạnh chế biến nông sản để tăng giá trị thương phẩm. 

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

1. Nhân tố tự nhiên

- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng vật nuôi.

- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.

- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

2. Nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).

- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.

- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

- Vai trò: Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

1. Trang trại

- Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.

- Mục đích: sản xuất hàng hóa.

- Cách tổ chức quản lí: Chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật, thuê nhân công lao động.

2. Thể tổng hợp nông nghiệp

- Là hình thức tổ chức ở trình độ cao, kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ.

- Mục đích: sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có.

3. Vùng nông nghiệp

- Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.