Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
1. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Mắc mạch điện như hình:
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là $A.$
- Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt $(+)$ của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
C1:
- Nhận biết cách mắc nối tiếp các thiết bị điện: hai thiết bị mắc nối tiếp kế cận nhau chỉ có một điểm chung và liên tục giữa hai cực của nguồn điện (hay pin).
- Do đó, trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
C2:
Sơ đồ mạch điện:
$\longrightarrow$ Khi đóng công tắc $K,$ các đèn sáng và ampe kế có chỉ số khác $0.$
C3:
Nhận xét:
Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch:
$I_{1} = I_{2} = I_{3}.$
2. ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
- Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
- Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là $V.$
- Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt $(+)$ của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện.
C4:
Nhận xét:
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: $U_{13} = U_{12} + U_{23}.$