Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung bộ (tiếp theo)
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Nông nghiệp
- Thế mạnh của vùng là: chăn nuôi bò, khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Chăn nuôi gia súc lớn chủ yếu là chăn nuôi bò đàn.
+ Thủy sản chiếm 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002).
+ Nghề làm muối, chế biến thủy sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh; nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình cả nước.
2. Công nghiệp
- So với cả nước, sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng còn chậm.
- Cơ cấu đa dạng: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,…).
- Một số cơ sở khai khoáng đang hoạt động: cát (Khánh Hòa), titan (Bình Định), vàng (Quảng Nam)...
- Thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn: trung tâm cơ khí lắp ráp, sửa chữa.
3. Dịch vụ
- Nhờ vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động giao thông vận tải phát triển.
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng do có nhiều điểm du lịch nổi tiếng.
- Chế biến lương thực, thực phẩm phát triển hầu hết các địa phương.
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
- Các trung tâm kinh tế lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.