Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi

1. Vị trí địa lí

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía đông bắc giáp Biển Đỏ và châu Á.

+ Phía đông nam giáp Ấn Độ Dương.

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

- Tọa độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.

$\Longrightarrow$ Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

- Diện tích: hơn 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).

- Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

- Bán đảo lớn nhất là Xô-ma-li; Đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca.

- Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới:

+ Con đường ngắn nhất nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

+ Nếu không có tuyến hàng hải này, các tàu sẽ phải mất thêm nhiều tuần để đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (châu Phi) và tốn thêm nhiều chi phí.

2. Địa hình và khoáng sản

$\bullet \,\,$ Địa hình:

- Địa hình châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750 m, biển ít lấn sâu vào đất liền.

- Các dạng địa hình chính:

+ Phần lớn diện tích của châu Phi là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.

+ Phía đông lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

+ Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

+ Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, tập trung ở ven biển.

- Hướng nghiêng: Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều Đông Nam – Tây Bắc.

$\bullet \,\,$ Khoáng sản:

- Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát, dầu mỏ, khí đốt…

- Phân bố: tập trung trên các cao nguyên, bồn địa phía nam; ven vịnh Ghi-nê và phía bắc ven Địa Trung Hải.