Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
1. Các lục địa và các châu lục
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh.
+ Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên.
+ Trên thế giới có 6 lục địa: lục địa Á – Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
+ Có 4 đại dương bao quanh từng lục địa: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh.
+ Sự phân chia các châu lục mang ý nghĩa về mặt lịch sử, kinh tế, chính trị.
+ Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực
2. Các nhóm nước trên thế giới
- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Dựa vào các tiêu chí như thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em,... hoặc chỉ số phát triển con người (HDI) để phân loại các quốc gia trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục theo hai nhóm:
+ Nhóm quốc gia phát triển: thu nhập bình quân đầu người > 20.000 USD/năm; tỉ lệ tử vong của trẻ em rất thấp; chỉ số HDI từ 0,7 đến gần bằng 1.
+ Nhóm quốc gia đang phát triển: thu nhập bình quân đầu người < 20.000 USD/năm; tỉ lệ tử vong của trẻ em khá cao; chỉ số HDI < 0,7.
- Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như: căn cứ vào cơ cấu kinh tế, người ta chia các quốc gia theo nhóm nước công nghiệp hay nhóm nước nông nghiệp…